Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng xe ô tô khó đề hoặc không nổ máy. Nếu xe của bạn gặp vấn đề tương tự, thì bạn cần kiểm tra và khắc phục ngay. Điều này nhằm tránh gây hư hỏng nghiêm trọng cho động cơ. Bài viết dưới đây, Makeforum sẽ giúp bạn biết được những nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng đềxe ô tô đề không nổ hoặc khó nổ.
Nguyên nhân xe ô tô đề không nổ
Sau đây sẽ là những nguyên nhân khiến xe ô tô đề không nổ. Bên cạnh đó chúng tôi cũng gợi ý giải pháp khắc phục cho từng nguyên nhân.
Hệ thống đề đã bị lỗi
Khi đề xe, nếu bạn nghe thấy tiếng lách tách bên trong và xe không nổ được thì hệ thống đề của xe có thể bị lỗi. Các nguyên nhân gây ra tình trạng này bao gồm:
- Ống nam châm điện trong hệ thống đề đóng và ngắt liên tục
- Bộ phận bánh răng, ổ trục hay vòng bi hư hỏng sau một thời gian sử dụng
- Củ đề xe ô tô bị lỗi do chổi than bị mòn, rơ le đề hoặc. Hay đề bị hỏng, han gỉ các mối nối.
Trong trường hợp này, bạn không nên tự mò để sửa chữa. Thay vào đó bạn cần đưa xe đến garage để nhân viên kỹ thuật kiểm tra hoặc sử dụng dịch vụ cứu hộ acquy để được hỗ trợ nhanh nhất. Đồng thời đưa ra biện pháp khắc phục tình trạng đề xe.
Hết nhiên liệu
Để xác định xem xe đã hết nhiên liệu hay gần hết nhiên liệu, bạn nên chú ý đến vạch báo nhiên liệu. Trường hợp xe bị hết hoặc gần hết nhiên liệu, thường gặp phải hiện tượng khó đề.
Để khắc phục, bạn cần chỉ cần đổ thêm xăng để xe đề nổ lại như bình thường. Tuy nhiên, để tránh tình trạng này xảy ra quá nhiều lần và khiến nhiên liệu cạn kiệt. Bạn phải nhớ để ý đến vạch báo nhiên liệu và đổ xăng kịp thời.
Chìa khoá xe bị lỗi
Hệ thống chống trộm của ô tô bị hỏng có thể gây khó khăn trong việc đề xe. Điều này đặc biệt đúng đối với các loại ô tô sử dụng chìa khóa thông minh hoặc khởi động bằng nút bấm.
Trong trường hợp chìa khóa hư hỏng hoặc hết pin, xe sẽ không thể khởi động. Lúc này bạn cần phải thay thế chìa khóa mới. Hoặc đưa xe đến cửa hàng để kiểm tra và sửa chữa hệ thống chống trộm.
Bình ắc quy yếu
Một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến khó khăn trong việc đề xe là ắc quy yếu. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, chẳng hạn như:
- Quên tắt các thiết bị điện trên xe như đèn, điều hòa, màn hình, loa xe. Điều này dẫn đến việc tiêu tốn năng lượng từ ắc quy.
- Ngoài ra, các đầu cực ắc quy có thể bị mòn sau thời gian sử dụng dài. Nói cách khác ắc quy sẽ bị giảm tuổi thọ do sử dụng trong nhiều năm.
Trong trường hợp ắc quy yếu, bạn nên sử dụng bộ kích điện ô tô. Bên cạnh đó bạn cũng có thể nhờ xe khác hỗ trợ kích điện hoặc câu bình ắc quy. Nếu đầu cực ắc quy bị mòn hoặc tuổi thọ ắc quy giảm. Lúc này bạn nên mua ắc quy tại các đại lý acquy chính hãng để thay mới, giúp hiệu suất xe hoạt động tốt hơn.
Bô bin đánh lửa hoặc Bugi trục trặc
Khi bugi hoặc bô bin đánh lửa gặp sự cố. Lúc này buồng đốt sẽ không có tia lửa điện hoặc tia lửa điện bị yếu. Điều này dẫn đến hỗn hợp khí và nhiên liệu không được đốt cháy hoặc đốt cháy chậm. Từ đó xe ô tô sẽ không thể đề nổ, khó nổ hoặc phải đề dài mới có thể nổ máy.
Vậy để giải quyết vấn đề này, người dùng nên tự kiểm tra bugi và quan sát thời điểm đánh lửa để tìm giải pháp thích hợp. Để kiểm tra bugi, người dùng cần tháo bugi và đặt gần một miếng kim loại, sau đó mới quay động cơ. Nếu bugi phát ra tia lửa điện, nó vẫn có thể sử dụng. Tuy nhiên, nếu không có hiện tượng gì xảy ra (bugi không phát ra tia lửa điện), thì nó cần được thay mới.
Cần số chưa đặt đúng vị trí hay chưa đạp côn
Nếu người lái không đạp chân côn ( xe hộp số sàn) hoặc chân phanh (xe hộp số tự động). Lúc này cần số sẽ không chuyển về vị trí số P. Điều này khiến cho xe ô tô không đề nổ được.
Giải pháp duy nhất là người lái phải nắm rõ quy trình khởi động xe ô tô đúng cách. Nếu kiểm tra các lỗi kỹ thuật trên không phải là nguyên nhân gây ra hiện tượng khó nổ xe. Thì động cơ ô tô có thể gặp vấn đề khác đã đề cập ở trên.
Kim phun nhiên liệu bị nghẽn
Nếu kim phun nhiên liệu bị tắc, nhiên liệu sẽ không thể vào buồng đốt xy lanh hoặc vào không đủ. Điều này khiến động cơ không đủ nhiên liệu để hoạt động. Nguyên nhân của vấn đề này có thể là do kim phun nhiên liệu trong động cơ bị bẩn sau một thời gian sử dụng dài. Từ đó khiến đường phun nhiên liệu bị hạn chế hoặc thậm chí bị tắc.
Để khắc phục vấn đề này, người dùng cần vệ sinh kim phun nhiên liệu thường xuyên, định kỳ. Nhờ đó giúp ô tô tránh hiện tượng bị bẩn hoặc tắc kim phun.
Bí quyết khắc phục xe ô tô không bị nổ máy
Để tránh tình trạng xe khó khởi động hoặc chết máy, thì bạn cần chú ý các điều dưới đây:
- Sau khi sử dụng và rời khỏi xe, hãy đảm bảo tắt hết các thiết bị điện trên xe.
- Thay thế ắc quy ô tô theo định kỳ thông thường sau khi xe đã chạy được 100 nghìn km. Tương đương với khoảng 4 năm sử dụng.
- Kiểm tra và vệ sinh bugi ô tô định kỳ sau mỗi 20 nghìn km và thay thế bugi sau mỗi 40 nghìn – 100 nghìn km.
- Kiểm tra và vệ sinh kim phun nhiên liệu ô tô định kỳ sau mỗi 20 nghìn km.
- Kiểm tra các thiết bị như rơ le, bơm nhiên liệu,… theo định kỳ sau mỗi 20 nghìn km.
- Bảo dưỡng và vệ sinh xe định kỳ tại các trung tâm chuyên bảo dưỡng hoặc đến những đại lý phụ tùng xe máy, oto để được kiểm tra và phát hiện các lỗi, hỏng hóc của xe.
Lưu ý khi sử dụng ô tô trong thời gian dài
Nếu bạn đã sử dụng ô tô trong thời gian dài, thì bạn cần phải lưu ý thực hiện những điều dưới đây. Nhờ đó bạn mới có thể duy trì độ bền cho xe.
- Thực hiện bảo dưỡng xe định kỳ: Sau khi đã mua xe, bạn cần đưa xe đi bảo dưỡng định kỳ mỗi năm ít nhất một lần. Hoặc sớm hơn nếu xe di chuyển với tần suất dày đặc. Bảo dưỡng xe không chỉ là việc thay dầu nhớt mà còn bao gồm kiểm tra và chăm sóc xe hằng ngày. Điều này nhằm đảm bảo xe luôn hoạt động tốt và tránh gặp sự cố trong quá trình sử dụng.
- Giữ xe sạch sẽ: Bụi bẩn và tạp chất bám trên xe sẽ gây hại cho lớp sơn xe. Thậm chí có thể ăn mòn linh kiện nếu không được xử lý kịp thời. Vì vậy, rửa xe định kỳ là điều quan trọng để xe luôn được vận hành êm ái và bền bỉ.
- Kiểm tra thay đổi dầu nhớt, bộ lọc và bugi: Dầu máy là một yếu tố rất quan trọng để xe vận hành tốt và lâu bền. Do đó bạn cần kiểm tra và đổ đầy dầu cho các bộ phận nhỏ. Kể cả động cơ để tránh tình trạng dầu bị cạn. Ngoài ra, bạn cũng cần quan tâm đến bộ lọc máy và bugi khi sử dụng xe trong thời gian dài.
Lời kết
Bài viết trên đây đã chia sẻ một số nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng xe ô tô đề không nổ. Mong rằng bạn đọc đã hiểu rõ và vận dụng tốt để “xế yêu” luôn “mạnh khỏe”. Chúc bạn một ngày tốt lành!